Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009

BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ PHƯƠNG LÃNG VỀ CÔNG TY

CTY KHOÁNG SẢN LÀO CAI:

Táo bạo hướng đi mới

Phương Lãng    
05:25' AM - Thứ năm, 10/08/2006

Được thành lập từ những ngày mới tái lập tỉnh 25/12/1991, qua gần 15 năm xây dựng và phát triển, Cty khoáng sản Lào Cai đã từng bước xây dựng thương hiệu, khẳng định được vị thế của mình trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Cty là đơn vị đầu tiên đi tiên phong trong ngành thuỷ điện. Vừa qua Cty vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng hai.

Ông Phạm Công Bình - Giám đốc Cty cho biết: Mặc dù đứng trước thách thức của xu thế hội nhập, sự biến động của thị trường, chính sách xuất khẩu quặng sắt của Nhà nước thay đổi… XDCB nợ đọng kéo dài, nhưng với nỗ lực của ban lãnh đạo, cũng như sự quyết tâm của đội ngũ CBCNV trong Cty khoáng sản Lào Cai đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành công trong kinh doanh cũng như hoàn thiện về cơ chế quản lý.

Phát huy thế mạnh

Trong năm qua, toàn Cty đã đổi mới phát huy các mặt mạnh, khắc phục các mặt yếu, nên các sản phẩm so với năm 2004 đều tăng và mang lại hiệu quả kinh tế như: Xí nghiệp nguyên liệu khoáng 1 đạt 52.862 tấn, tăng 13%, xí nghiệp giấy Bảo Hà đạt 2.397,225, tăng 26%, xí nghiệp bao bì đạt 121,804 tấn, tăng 30%, nhà máy thuỷ điện Cốc San đạt 8,144 triệu kW/h, tăng 39%, giá trị xuất khẩu quặng sắt và giấy đạt 1.474,65 USD, thu nhập CBCNV tăng 30% và nộp ngân sách được 6,5 tỷ đồng bằng 4 lần năm 2004. Tăng doanh thu đạt trên 47 tỷ đồng.

Có thể nói trước đây, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Cty, quặng sắt thường chiếm 50% sản lượng và mang lại hiệu quả kinh tế chủ yếu. Nhưng do chính sách xuất khẩu quặng sắt của Nhà nước thay đổi, từ tháng 1/2005 đến tháng 10/2005 tạm ngừng xuất khẩu, đến tháng 11/2005 Nhà nước cho phép tiếp tục xuất khẩu, nhưng phải chế biến theo Thông tư 04 của Bộ Công nghiệp,... Vì vậy Cty phải chọn phương pháp khai thác đảm bảo có lãi nên sản lượng tăng không cao.

Để đẩy mạnh phát triển, Cty đã liên doanh mở ra nhiều Cty khoáng sản, như liên doanh tổng Cty khoáng sản tạo ra nhà máy đồng Sinh Quyền, liên doanh gang thép Thái Nguyên và tập đoàn gang thép Côn Minh, xây dựng Cty gang thép Việt Trung công suất 500 ngàn tấn/năm. Nhiều thương hiệu sản phẩm như: gạch ốp lát Fenspats, giấy Bảo Hà không những đứng vững ở thị trường trong nước mà còn phát triển xuất khẩu mạnh giấy vàng mã ở thị trường Đài Loan, mỗi tháng xuất 12 container, trị giá mỗi container là 18.000 USD. Ngoài ra, xí nghiệp bao bì, cơ khí, thi công và khai thác cơ giới… cũng đều đang trên đà xây dựng thương hiệu và phát triển tốt. Đặc biệt trong năm qua, Cty đã mạnh dạn đầu tư và đi tiên phong đầu tiên vào lĩnh vực thuỷ điện, đó là thuỷ điện Cốc San, một lĩnh vực mới, một hướng đi mới thành công, thể hiện sự táo bạo dám nghĩ dám làm của Ban giám đốc Cty, đồng thời lĩnh vực này cũng đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu của Cty.

Định hướng phát triển bền vững

6 tháng đầu năm tổng doanh thu Cty đạt 28,743 tỷ đồng bằng 32% kế hoạch tăng 45% cùng kỳ năm 2005. Ông Bình cho rằng, đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, ngoài những mặt hàng sản xuất của Cty, để phát triển mang tính bền vững, Cty chúng tôi đang đầu tư mở rộng xây dựng thuỷ điện nhằm mang tính ổn định lâu dài và có hiệu quả kinh tế cao. Bởi trong lĩnh vực này chúng tôi là đơn vị đã dẫn đầu đi tiên phong trong ngành thuỷ điện. Ông Bình cho biết, hiện nay Cty đã hoàn thành lập dự án thuỷ điện Ngòi Đường công suất 10,8 MW với tổng mức đầu tư 200 tỷ, và đang hoàn tất công việc chuẩn bị đầu tư, trong khi chờ hoàn thiện thủ tục để làm lễ khởi công, Cty đã tiến hành một phần công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chủ động thành lập xí nghiệp thi công cơ giới để tiến hành tự thi công san gạt mặt bằng tuyến kênh, tạo thuận lợi cho thi công công trình sau này đồng thời cũng là tranh thủ việc làm phù hợp với khả năng công ty.

Trước xu thế hội nhập, tính cạnh tranh của DN ngày càng khốc liệt. vì vậy để khẳng định vị thế của mình trên thương trường, Cty đã hoạch định chiến lược phát triển nhằm nâng cao tỷ trọng sản xuất công nghiệp và đưa Cty phát triển lên một quy mô mới, tiến tới các ngành sản xuất phải trở thành ngành sản xuất có quy mô lớn, đa dạng hoá về sản phẩm, đa dạng hoá về sở hữu, đặc biệt là thuỷ điện nhằm góp phần giảm thiểu nguồn điện của nước ta hiện nay.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2009

Thủy điện: Một tiềm năng công nghiệp lớn ở Lào Cai (10-03-2009 09:57:08)

Theo quy hoạch đã được phê duyệt thì ở Lào Cai có thể đầu tư khoảng 122 nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ từ 1 – 90 MW với tổng công suất trên 1.000 MW, trong khi hiện mới chỉ có 3 nhà máy hoàn thành với tổng công suất 8,8 MW đi vào hoạt động. Như vậy, tiềm năng thủy điện ở Lào Cai còn rất lớn cần có những giải pháp và chính sách thích hợp để thu hút đầu tư.

Nhu cầu cao

Theo tính toán của các chuyên gia công nghiệp ở Lào Cai thì nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn bình quân 7,2%/năm (năm 2008 đạt 12%) trong giai đoạn tới, sản lượng điện Lào Cai cần phải có vào năm 2020 sẽ là 167.022 GWH. Lúc đó, nếu Lào Cai tận dụng khai thác thuỷ điện đã có lên tới 50 tỉ KWH và 1,5 tỉ KWH địa nhiệt điện (một dạng năng lượng hiện còn chưa được khai thác)... thì vẫn còn thiếu khoảng 37 tỉ KWH điện. Do đó việc khuyến khích đầu tư để có điện phục vụ phát triển cho nhu cầu của tỉnh là hết sức cần thiết.

Tiềm năng lớn

Là một tỉnh miền núi có độ cao trung bình 900 mét so với mặt nước biển, có hệ thống sông suối khá dày đặc, phân bổ khá đều với 2 hệ thống sông chính chảy qua là sông Hồng (130 km chiều dài chảy qua tỉnh), sông Chảy (124 km chiều dài chảy qua tỉnh) và 107 con suối có độ dài từ 10 km trở lên. Sông Hồng có diện tích lưu vực ở Lào Cai là 4.580 km với nhiều suối lớn hợp thành như Ngòi Phát, Ngòi San, Ngòi Bo, Ngòi Đường… Sông Chảy có mật độ suối 1,09 km/km2, độ dốc bình quân 24,6% với nhiều suối lớn như Ngòi Nghĩa Đô, Ngòi Nâm Fàng,… Hệ thống sông, suối dày đặc cùng với nguồn nước khá dồi dào, chất lượng tốt, trữ lượng nước động vào khoảng 4.448 triệu m3. Thống kê thuỷ văn cho thấy, trung bình mỗi năm bề mặt địa hình Lào Cai tiếp nhận khoảng 15 tỷ m3 nước mưa trừ bốc hơi còn khoảng 9,5 tỷ m3 nước mặt, hiện mới sử dụng rất ít. Những yếu tố trên là điều kiện rất tốt cho việc phát triển thuỷ điện được coi như một loại “vàng trắng” ở Lào Cai.

Nỗ lực để khai thác

Lào Cai là tỉnh có tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển công nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tính đến nay, Lào Cai đã có gần 40 đơn vị được cấp phép đầu tư gần 60 công trình thuỷ điện với tổng công suất trên 778 MW; trong đó đã có 3 thuỷ điện hoàn thành (Thuỷ điện Cốc San, công suất 1,4 MW; thuỷ điện Phú Mậu, công suất 1,4 MW, thuỷ điện Nậm Tha công suất 6 MW) và một số công trình đang thi công... Dự kiến đến năm 2010 nguồn điện từ thủy điện của Lào Cai sẽ phát vào lưới điện quốc gia khoảng 400 MW (tương ứng 1.500 triệu KWH), doanh thu đạt khoảng 1.000 tỷ đồng, góp phần cùng toàn ngành hoàn thành kế hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn.

Tuy nhiên, các dự án thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Lào Cai hoạt động hiện cũng không tránh khỏi những khó khăn về vốn; thiếu điểm đấu nối vào lưới điện quốc gia; ngành điện chưa đầu tư kịp hệ thống lưới điện để truyền tải hết công suất điện sản xuất ra; khó khăn về cơ sở hạ tầng; các công trình thuỷ điện chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa nên gặp nhiều khó khăn về giao thông... Một số dự án đã đi vào hoạt động chưa phát huy hết công suất, sản lượng điện chỉ đạt trung bình 65% công suất thiết kế; không ít các dự án thuỷ điện đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng bên cạnh khó khăn về vốn còn gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng nên chậm tiến độ thi công...

Ông Trần Phúc Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật và Năng lượng, Sở Công Thương Lào Cai cho biết, để khai thác tiềm năng thủy điện, ngành Công Thương Lào Cai đang tập trung mọi khả năng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư phát triển thuỷ điện trở thành thế mạnh công nghiệp trên địa bàn. Một mặt, tham mưu cho tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các nhà máy thuỷ điện.

Theo ông Thành, để khai thác tiềm năng thủy điện trên địa bàn một cách hiệu quả cần phải tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển năng lượng, quy hoạch phát triển thuỷ điện, đảm bảo xây dựng hệ thống truyền tải điện đúng nhu cầu phát triển thuỷ điện trên địa bàn. Sở Công Thương Lào Cai cần tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về năng lượng, kiểm tra, đôn đốc các nhà đầu tư thực hiện đúng tiến độ, và tham mưu cho tỉnh kiên quyết thu hồi giấy phép các dự án của những đơn vị nào không thực hiện đúng các quy định của Bộ Công Thương (Quyết định số 30/2006-QĐ-BCN ngày 31 tháng 8 năm 2006). Chỉ đạo các địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, tích cực giúp đỡ các nhà đầu tư trong công tác đền bù, di dân tái định cư, định canh, giải phóng mặt bằng cho các dự án thủy điện triển khai xây dựng.../.

HIENDAIHOA.COM (Theo icon.evn.com.vn) http://www.hiendaihoa.com.vn

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2009

Sưu tầm



Một góc thành phố Lào Cai. Ảnh Ngọc Triển

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới.

Cách ngày nay hơn vạn năm, con người đã có mặt tại địa bàn Lào Cai. Thời Hùng Vương dựng nước, vùng đất Lào Cai thuộc bộ Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang - là một trung tâm kinh tế chính trị lớn ở thượng nguồn sông Hồng. Đến đời Đinh, Lý, Trần, Lê có biết bao biến động về địa danh... Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thuỷ Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hoá. Đến thời điểm này địa danh Lào Cai chưa được hình thành.

Vùng đất thị xã Lào Cai ngày nay xưa kia có một khu chợ, dần dần người ta mở mang thêm một phố chợ. Vì thế phố chợ đầu tiên này theo tiếng địa phương được gọi là Lão Nhai (tức Phố Cũ). Sau này người ta mở thêm một phố chợ khác gọi là Tân Nhai (Phố Mới ngày nay). Theo cố giáo sư Đào Duy Anh, từ Lão Nhai được biến âm thành Lao Cai và được gọi một thời gian khá dài. Khi làm bản đồ, người Pháp viết Lao Cai thành Lào Kay. Danh từ Lào Kay đã dược người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu. Nhưng trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là Lao Cai. Sau ngày tỉnh Lao Cai được giải phóng (11-1950), đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay.

Sau khi đánh chiếm Lào Cai (3 -1886) và khi hoàn thành công cuộc bình định quân sự, thực dân Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày 7/01/1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai. Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV. Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác bóc lột, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày 12/7/1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi. Về địa đanh hành chính,qua nhiều lần tách nhập:

- Thành lập tỉnh dân sự Lào Cai (12/7/1907), phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thuỷ Vỹ. Từ đó địa danh Chiêu Tấn không còn. Phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Tỉnh Lào Cai gồm hai châu Thuỷ Vỹ, Bảo Thắng và các đại lý Mường Khương, Phong Thổ, Bát Xát, Bắc Hà (Pa Kha) và thị xã Lào Cai, trong đó có 855 làng bản, 6.812 hộ, 39.099 nhân khẩu, với 11 dân tộc chủ yếu: Hmông, Dao, Tày, Giáy... trong đó người Hmông chiếm 26,56%, Dao 22,41%, Tày, Giáy 20,77%, Kinh 4,52%, Nùng 7,33%, Thái 9,25%, U Ní 2,48%, Hoa Kiều 4,44%, còn lại là các dân tộc khác.

- Sau khi tỉnh Lào Cai được giải phóng lần thứ nhất, Lào Cai được chia thành 8 huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Bản Lầu, Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Phong Thổ và thị xã Lào Cai.

- Ngày 7/5/1955, khu tự trị Thái Mèo được thành lập, huyện Phong Thổ của tỉnh Lào Cai chuyển sang khu tự trị Thái Mèo, sau này thuộc tỉnh Lai Châu.

- Ngày 27/3/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V đã nghị quyết hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn.

- Ngày 17/4/1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định hợp nhất thị xã Lào Cai và Cam Đường thành thị xã Lào Cai trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.

- Ngày 12/8/1991 kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Ngày 10/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái lập, trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ) bao gồm 8 huyện, hai thị xã.

- Ngày 9/6/1992, Hội đồng Bộ trưởng quyết định tách thị xã Lào Cai thành hai thị xã Lào Cai và Cam Đường.

- Ngày 30/12/2000, huyện Bắc Hà được tách thành hai huyện Si Ma Cai và Bắc Hà.

- Ngày 31/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường thành thị xã tỉnh lỵ Lào Cai.

- Ngày 1/01/2004, huyện Than Uyên được tách ra thuộc tỉnh Lai Châu (mới).

- Ngày 30/11/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 195/2004/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai.

Hiện nay, tỉnh Lào Cai gồm thành phố Lào Cai và 8 huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn. Diện tích tự nhiên 6.383,88 km2.

(Nguồn: Lịch sử Đảng bộ Lào Cai)


Thứ Hai, 16 tháng 3, 2009

KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP CÔNG TY


Cốc san, ngày 22 tháng10 năm 2006    

 THUỶ ĐIỆN CỐC SAN VỮNG VÀNG PHÁT TRIỂN      


Ai đã đến với Lào cai, đi trên tuyến đường du lịch Lào cai Sapa. Đến lưng chừng đèo nhìn về Thành phố biên giới, trong bạt ngàn màu xanh của muôn cây lá, thấp thoáng dưới chân đèo là Nhà máy Thuỷ điện Cốc San. Về đêm nhìn về Nhà máy bừng lên ánh sáng của trạm tăng  áp 35kV đang ngày đêm đưa nguồn năng lượng lên lưới điện Quốc gia. Tuy với công suất của Nhà máy còn khiêm tốn nhưng với cán bộ, công nhân viên trong Công ty Khoáng Sản Lào Cai hoàn toàn có quyền tự hào về Thuỷ điện Cốc San là Nhà máy đầu tiên tạo tiền đề cho nền Công nghiệp sản xuất năng lượng sạch của Tỉnh và cũng là cái nôi để đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp mới mẻ này.

Nhớ về ngày bắt đầu xây dựng dự án Thuỷ điện Cốc San, ngày ấy không xa nhưng vì còn rất mới mẻ nên trong mấy chục anh em công nhân vận hành chúng tôi còn rất ít người hiểu biết về Nhà máy thuỷ điện nên lãnh đạo Công ty quan tâm chọn lựa và gửi đi học vận hành thực tế ở một Nhà máy thuỷ điện của Tỉnh bạn. Không thể nói hết được những nỗ lực của thầy trò chỉ vẻn vẹn 90 ngày, chúng tôi đã cố gắng học tập nắm bắt được hết quy trình công nghệ sản xuất điện năng để sau này phục vụ sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

Khi trở về Nhà máy đang trong giai đoạn thi công dự án – công trường ngổn ngang anh em chúng tôi lại lao vào công việc xây dựng. Từ những chàng trai, cô gái chưa quen việc công trường, có những người chưa từng càm đến dao xây nhưng vẫn động viên nhau vượt qua khó khăn để phấn đấu đưa Nhà máy vào hoạt động. Nhiệt tình trong công việc hăng say trong học tập rồi ngày tổ máy đầu tiên đi vào hoạt động cũng đúng vào dịp toàn Đảng, toàn dân đón xuân mới và hân hoan chào mừng 75 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 03/02/2004 lễ khánh thành Nhà máy được tổ chức trong niềm vui chung của toàn thể các vị lãnh đạo, nhân dân các dân tộc huyện Bát xát. Tiếng máy chạy, tiếng cười rộn rã xen lẫn sắc thắm hoa Đào.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa đã 03 năm Nhà máy hoạt động phát điện lên lưới Quốc gia đem lại lợi ích to lớn góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá của đất nước, đời sống CBCNV ngày càng được cải thiện. Trong tâm trưởng chúng tôi những người thợ vận hành luôn luôn mơ ươc rồi trong tương lai sẽ có nhiều Nhà máy thuỷ điện được xây dựng khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên mà thiên nhiên mang lại. Công ty Khoáng Sản Lào Cai sẽ dần chuyển đổi theo hướng sản suất hàng hoá mang lại lợi ích cho Tổ Quốc. 

Trong tôi còn nhớ mãi những ngày tháng đã qua và vang mãi câu hát của nhạc sỹ…….

 “ Ôi thân thương biết mấy

Bao Hoàng tử hôm nay

Tìm được nguồn hạnh phúc

Thắp sáng cho muôn nhà”

 

       

CỐC SAN VÀO THU 2006

 Nguyễn Công Thanh

 

KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP CÔNG TY


ĐIỂM SÁNG CỐC SAN

         (  Nhà máy Thuỷ điện Cốc san quá trình

                hình thành và phát triển)

           Cốc san, ngày 15 tháng10 năm 2006    

Đi dọc theo quốc lộ 4D trên đường lên thành phố du lịch Sapa tại Km7 + 300, Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy trên tường biển  hiệu với lô gô biểu tượng Lamico và dòng chữ Công ty Khoáng sản Lào cai – Nhà máy Thuỷ điện Cốc san.

Thực ra điều đó hoàn toàn dễ hiểu, vì đối với nhiều người, kể cả một số doanh nghiệp trong tỉnh Lào cai từ trước tới nay vẫn chỉ nghĩ rằng Công ty Khoáng sản Lào cai chỉ thuần tuý khai thác và chế biến các sản phẩm từ khoáng sản. Thậm chí còn cho rằng chỉ biết khai thác quặng sắt và Fenspat để bán. Nhưng sau khi thấy Xí nghiệp Giấy xuất khẩu Bảo Hà rồi Xí nghiệp bao PP -  PE lần lượt ra đời và phát triển và đến nay  là Nhà máy Thuỷ điện Cốc san đã đi vào sản xuất ổn định và đạt hiểu quả kinh tế cao, thì nhiều người và nhiều Doanh nghiệp trong Tỉnh Lào cai đã có một cái nhìn hoàn toàn khác về Công ty công ty khoáng sản Lào cai.

Nhà máy Thuỷ điện Cốc san chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 03/02/2004 cũng là công trình chào mừng kỉ niệm 72 năm thành lập Đảng cộng sản việt nam .Việc xây dựng và đưa nhà máy đi vào hoạt độngđã thể hiện rõ quyết tâm và nằm trong định hướng phát triển chiến lược của ban chấp hành đảng uỷ và ban lãnh đạo Công ty đã đề ra. Nhằm đa dạng hoá ngành nghề sản xuất và sản  phẩm, theo kịp tốc độ phát triển kinh tế thị trường và chuẩn bị cho công việc hội nhập kinh tế Quốc tế sau này. Chính vì xác định như vậy nên Ban lãnh đạo Công ty xác định dù khó khăn đến đâu cũng phải tiến hành xây dựng và đưa Nhà máy thuỷ điện vào hoạt động trong năm 2004. Vì Nhà máy thuỷ điện cốc san được xây dựng và khắc phục nâng cấp từ Nhà máy Thuỷ điện cũ đã được xây dựng từ năm 1968. Vì vậy việc khôi phục phù hợp với điều kiện hiện tại cũng gặp không ít khó khăn. Cùng với việc tập trung một nguồn vốn xây dựng cơ bản rất lớn, bên cạnh đó đây cũng là một ngành sản xuất mới không những của Công ty Khoáng Sản Lào Cai nói riêng và đối với cả Tỉnh Lào cai nói chung (vì đây là Nhà máy Thuỷ điện đưa vào xây dựng và phát điện đầu tiên của Tỉnh từ năm 1968 đến nay). Nhưng Ban lãnh đạo công ty xác định đây là một trong những tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh, nếu đưa vào hoạt động sẽ là một trong những ngành mũi nhọn về phát triển kinh tế của đơn vị .Vì thế ban lãnh đạo công ty đã tập trung nhân lực, vật lực và bố trí cán bộ đi tìm hiểu học hỏi dây ttruyền công nghệ và kinh nghiệm về ngành thuỷ điện tại các Tỉnh bạn. Tổ chức tuyển chọn công nhân có trình độ kỹ thuật trong toàn Công ty cử đi học tại Ninh Bình. Sau đó học vận hành thực tế tại Nhà máy Thuỷ điện Thác Bay Tỉnh Lai Châu. Khi trở về trực tiếp bố trí lực lượng này cùng tham gia xây dựng và lắp đặt Nhà máy hoàn thiện đến giai đoạn cuối cùng. Chính vì vậy khi chính thức đưa máy phát vào vận hành và phát điện hoà vào lưới điện Quốc Gia. CBCNV Nhà máy đã nhanh tróng tự khẳng định được mình chỉ sau 03 tháng đưa nhà máy vào vận hành thử tải đã phát huy hết công suất thiết kế đạt hiệu quả kinh tế cao. Trình độ cán bộ và công nhân vận hành đã được nâng lên rõ rệt sau hơn hai năm đưa nhà máy vào vận hành và đạt được kết quả kinh tế cao, Cụ thể:

     Năm 2004 sản lượng điện thương phẩm  phát lên lưới điện quốc gia đạt 5, 4 triệu KWh.

     Năm 2005 sản lượng điện thương phẩm  phát lên lưới điện quốc gia đạt 8, 1 triệu KWh . (Phát vượt 11% so với công suất thiết kế của nhà máy )

    Năm  2006 tập thể CBCNV nhà máy đăng ký thi đua đạt sản lượng điện thương phẩm đạt 8, 2 Triệu KWh.

Bên cạnh kết quả đó CBCNV Nhà máy Thuỷ điện Cốc San cũng xác định rõ do tính đặc thù sản xuất của Nhà máy nói riêng và của ngành thuỷ điện nói chung Đây cũng là Nhà máy Thuỷ điện có quy mô đầu tiên tại tỉnh Lào cai. Nên việc chủ động khắc phục sửa chữa thiết bị đưa hiệu suất vận hành Nhà máy lên cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Chính vì vậy CBCNV Nhà máy Thuỷ điện Cốc San đã dần dần tự khẳng định được mình và đã được một số đơn vị trong và ngoài tỉnh tin tưởng đặt vấn đề đào tạo giúp nguồn nhân lực vận hành nhà máy thuỷ điện. Cụ thể trong năm 2005 Nhà máy đã phối hợp cùng trường CNKT dạy nghề Tỉnh Lào cai tổ chức lớp bồi huấn cho công nhân thực tập học nghề tại Nhà máy. Kết quả 5 đồng chí đạt yêu cầu được đánh giá cao.

Đầu năm 2006 Công ty TNHH Tân An – Hà Nội đã đặt vấn đề, đề nghị Công ty Khoáng Sản Lào Cai gúp đào tạo toàn bộ lực lượng công nhân vận hành thuỷ điện, để lực lượng này là lực lượng nòng cốt đưa vào vận hành Nhà máy thuỷ điện Phú Mậu tại Huyện Văn bàn. Tháng 10 năm 2006  Nhà máy thuỷ điện Phú Mậu đã chính thức đưa vào hoạt động phát điện hoà lưới điện quốc gia và được đơn vị bạn đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Đến nay vẫn tiếp tục trao đổi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn  gữa hai đơn vị. Chính vì lẽ đó Ban lãnh đạo Nhà máy đã họp cùng toàn thể CBCNV Nhà máy đưa ra phương hướng nhiệm vụ phát triển của Nhà máy Thuỷ điện cốc san trong những năm tới như sau.

1.Tập trung tiếp tục học tập nâng cao trình độ công nhân tại Nhà máy Thuỷ điện, Đào tạo chuyên sâu một số đồng chí đã có tay nghề .Các đồng chí còn lại có chuyên môn ngành điện đào tạo có thể đảm nhiệm tốt công việc của mình tại tất cả các vị trí sản xuất trong Nhà máy phát điện.

2.Tiếp tục xây dựng nâng cao giáo trình phù hợp sản xuất thuỷ điện vừa và nhỏ hướng tới tạo nên một trung tâm đào tạo lý thuyết và thực hành vận hành ngành thuỷ điện vừa và nhỏ tại Tỉnh Lào cai giúp đào tạo đội ngũ công nhân vận hành thuỷ điện của các đơn vị bạn đã và đang xây dựng Nhà máy thuỷ điện trên toàn Tỉnh góp phần phát triển ngành thuỷ điện Lao cai.

3.Tiếp tục học hỏi nâng cao các công nghệ tiên tiến mới của ngành thuỷ điện, từng bước áp dụng đổi mới công nghệ các tính năng kỹ thuật hiện đại vào Nhà máy Thuỷ điện Cốc San trong tương nâng cao chất lượng và sản lượng điện.

4.Do tính đặc thù của ngành và điều kiện về địa lý thực tế có nhiều thuận lợi của Nhà máy Thuỷ điện Cốc San. Nghin cứu học hỏi mô hình du lịch sinh thái của của một số đơn vị và các ngành hữu quan tham mưu với ban lãnh đạo công ty . Từng bước xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Cốc san trở  thành nơi khách tham quan, du lịch sinh thái và phát triển thêm các ngành dịch vụ khác tăng thu nhập kinh tế cho đơn vị.

Trong bối cảnh Tỉnh Lào cai nói riêng và cả nước nói chung, đang tiến hành đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, việc nhu cầu sử dụng điện cũng không ngừng tăng theo. Trong điều kiện và tình hình thực tế tại Tỉnh Lào cai như UBND tỉnh đã họp và xác định một trong những mục tiêu chính để phát triển kinh tế Tỉnh Lào cai giai đoạn 2005 – 2010 là đẩy nhanh phát triển ngành công nghiệp . Vì vậy qua việc xây dựng và đưa nhà máy Thuỷ điện cốc San một nhà máy thuỷ điện có quy mô đầu tiên tại tỉnh lào cai đi vào hoạt động và sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn hai năm qua. Ban lãnh đạo cùng CBCNV Công ty Khoáng sản Lào cai có thể tự hào nói rằng .Nhà máy Thuỷ điện Cốc san là một điểm sáng đầu tiên trong những điểm sáng của ngành Thuỷ điện tỉnh Nhà.

Nhà máy Thuỷ điện cốc san

        Nguyễn Ngọc Sơn