Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Ban quản lý

Nhà máy thủy điện cốc san: Giám đốc Nhà máy: Nguyễn Ngọc Sơn, ĐT: 0983265974 Phó giám đốc kỹ thuật: Đào Thanh Bình, ĐT: 097205693

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2010

HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Ngày 26/03/2010. Đoàn thanh niên Nhà máy tham gia các công tác xã hội: giúp đỡ xã 135 Nậm Chày- Văn Bàn.
Các đoàn viên đi thăm các trường học, hỏi thăm bà con và giao lưu văn hóa- thể thao với Đoàn xã và các trường học.



Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009

BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ PHƯƠNG LÃNG VỀ CÔNG TY

CTY KHOÁNG SẢN LÀO CAI:

Táo bạo hướng đi mới

Phương Lãng    
05:25' AM - Thứ năm, 10/08/2006

Được thành lập từ những ngày mới tái lập tỉnh 25/12/1991, qua gần 15 năm xây dựng và phát triển, Cty khoáng sản Lào Cai đã từng bước xây dựng thương hiệu, khẳng định được vị thế của mình trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Cty là đơn vị đầu tiên đi tiên phong trong ngành thuỷ điện. Vừa qua Cty vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng hai.

Ông Phạm Công Bình - Giám đốc Cty cho biết: Mặc dù đứng trước thách thức của xu thế hội nhập, sự biến động của thị trường, chính sách xuất khẩu quặng sắt của Nhà nước thay đổi… XDCB nợ đọng kéo dài, nhưng với nỗ lực của ban lãnh đạo, cũng như sự quyết tâm của đội ngũ CBCNV trong Cty khoáng sản Lào Cai đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành công trong kinh doanh cũng như hoàn thiện về cơ chế quản lý.

Phát huy thế mạnh

Trong năm qua, toàn Cty đã đổi mới phát huy các mặt mạnh, khắc phục các mặt yếu, nên các sản phẩm so với năm 2004 đều tăng và mang lại hiệu quả kinh tế như: Xí nghiệp nguyên liệu khoáng 1 đạt 52.862 tấn, tăng 13%, xí nghiệp giấy Bảo Hà đạt 2.397,225, tăng 26%, xí nghiệp bao bì đạt 121,804 tấn, tăng 30%, nhà máy thuỷ điện Cốc San đạt 8,144 triệu kW/h, tăng 39%, giá trị xuất khẩu quặng sắt và giấy đạt 1.474,65 USD, thu nhập CBCNV tăng 30% và nộp ngân sách được 6,5 tỷ đồng bằng 4 lần năm 2004. Tăng doanh thu đạt trên 47 tỷ đồng.

Có thể nói trước đây, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Cty, quặng sắt thường chiếm 50% sản lượng và mang lại hiệu quả kinh tế chủ yếu. Nhưng do chính sách xuất khẩu quặng sắt của Nhà nước thay đổi, từ tháng 1/2005 đến tháng 10/2005 tạm ngừng xuất khẩu, đến tháng 11/2005 Nhà nước cho phép tiếp tục xuất khẩu, nhưng phải chế biến theo Thông tư 04 của Bộ Công nghiệp,... Vì vậy Cty phải chọn phương pháp khai thác đảm bảo có lãi nên sản lượng tăng không cao.

Để đẩy mạnh phát triển, Cty đã liên doanh mở ra nhiều Cty khoáng sản, như liên doanh tổng Cty khoáng sản tạo ra nhà máy đồng Sinh Quyền, liên doanh gang thép Thái Nguyên và tập đoàn gang thép Côn Minh, xây dựng Cty gang thép Việt Trung công suất 500 ngàn tấn/năm. Nhiều thương hiệu sản phẩm như: gạch ốp lát Fenspats, giấy Bảo Hà không những đứng vững ở thị trường trong nước mà còn phát triển xuất khẩu mạnh giấy vàng mã ở thị trường Đài Loan, mỗi tháng xuất 12 container, trị giá mỗi container là 18.000 USD. Ngoài ra, xí nghiệp bao bì, cơ khí, thi công và khai thác cơ giới… cũng đều đang trên đà xây dựng thương hiệu và phát triển tốt. Đặc biệt trong năm qua, Cty đã mạnh dạn đầu tư và đi tiên phong đầu tiên vào lĩnh vực thuỷ điện, đó là thuỷ điện Cốc San, một lĩnh vực mới, một hướng đi mới thành công, thể hiện sự táo bạo dám nghĩ dám làm của Ban giám đốc Cty, đồng thời lĩnh vực này cũng đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu của Cty.

Định hướng phát triển bền vững

6 tháng đầu năm tổng doanh thu Cty đạt 28,743 tỷ đồng bằng 32% kế hoạch tăng 45% cùng kỳ năm 2005. Ông Bình cho rằng, đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, ngoài những mặt hàng sản xuất của Cty, để phát triển mang tính bền vững, Cty chúng tôi đang đầu tư mở rộng xây dựng thuỷ điện nhằm mang tính ổn định lâu dài và có hiệu quả kinh tế cao. Bởi trong lĩnh vực này chúng tôi là đơn vị đã dẫn đầu đi tiên phong trong ngành thuỷ điện. Ông Bình cho biết, hiện nay Cty đã hoàn thành lập dự án thuỷ điện Ngòi Đường công suất 10,8 MW với tổng mức đầu tư 200 tỷ, và đang hoàn tất công việc chuẩn bị đầu tư, trong khi chờ hoàn thiện thủ tục để làm lễ khởi công, Cty đã tiến hành một phần công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chủ động thành lập xí nghiệp thi công cơ giới để tiến hành tự thi công san gạt mặt bằng tuyến kênh, tạo thuận lợi cho thi công công trình sau này đồng thời cũng là tranh thủ việc làm phù hợp với khả năng công ty.

Trước xu thế hội nhập, tính cạnh tranh của DN ngày càng khốc liệt. vì vậy để khẳng định vị thế của mình trên thương trường, Cty đã hoạch định chiến lược phát triển nhằm nâng cao tỷ trọng sản xuất công nghiệp và đưa Cty phát triển lên một quy mô mới, tiến tới các ngành sản xuất phải trở thành ngành sản xuất có quy mô lớn, đa dạng hoá về sản phẩm, đa dạng hoá về sở hữu, đặc biệt là thuỷ điện nhằm góp phần giảm thiểu nguồn điện của nước ta hiện nay.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2009

Thủy điện: Một tiềm năng công nghiệp lớn ở Lào Cai (10-03-2009 09:57:08)

Theo quy hoạch đã được phê duyệt thì ở Lào Cai có thể đầu tư khoảng 122 nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ từ 1 – 90 MW với tổng công suất trên 1.000 MW, trong khi hiện mới chỉ có 3 nhà máy hoàn thành với tổng công suất 8,8 MW đi vào hoạt động. Như vậy, tiềm năng thủy điện ở Lào Cai còn rất lớn cần có những giải pháp và chính sách thích hợp để thu hút đầu tư.

Nhu cầu cao

Theo tính toán của các chuyên gia công nghiệp ở Lào Cai thì nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn bình quân 7,2%/năm (năm 2008 đạt 12%) trong giai đoạn tới, sản lượng điện Lào Cai cần phải có vào năm 2020 sẽ là 167.022 GWH. Lúc đó, nếu Lào Cai tận dụng khai thác thuỷ điện đã có lên tới 50 tỉ KWH và 1,5 tỉ KWH địa nhiệt điện (một dạng năng lượng hiện còn chưa được khai thác)... thì vẫn còn thiếu khoảng 37 tỉ KWH điện. Do đó việc khuyến khích đầu tư để có điện phục vụ phát triển cho nhu cầu của tỉnh là hết sức cần thiết.

Tiềm năng lớn

Là một tỉnh miền núi có độ cao trung bình 900 mét so với mặt nước biển, có hệ thống sông suối khá dày đặc, phân bổ khá đều với 2 hệ thống sông chính chảy qua là sông Hồng (130 km chiều dài chảy qua tỉnh), sông Chảy (124 km chiều dài chảy qua tỉnh) và 107 con suối có độ dài từ 10 km trở lên. Sông Hồng có diện tích lưu vực ở Lào Cai là 4.580 km với nhiều suối lớn hợp thành như Ngòi Phát, Ngòi San, Ngòi Bo, Ngòi Đường… Sông Chảy có mật độ suối 1,09 km/km2, độ dốc bình quân 24,6% với nhiều suối lớn như Ngòi Nghĩa Đô, Ngòi Nâm Fàng,… Hệ thống sông, suối dày đặc cùng với nguồn nước khá dồi dào, chất lượng tốt, trữ lượng nước động vào khoảng 4.448 triệu m3. Thống kê thuỷ văn cho thấy, trung bình mỗi năm bề mặt địa hình Lào Cai tiếp nhận khoảng 15 tỷ m3 nước mưa trừ bốc hơi còn khoảng 9,5 tỷ m3 nước mặt, hiện mới sử dụng rất ít. Những yếu tố trên là điều kiện rất tốt cho việc phát triển thuỷ điện được coi như một loại “vàng trắng” ở Lào Cai.

Nỗ lực để khai thác

Lào Cai là tỉnh có tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển công nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tính đến nay, Lào Cai đã có gần 40 đơn vị được cấp phép đầu tư gần 60 công trình thuỷ điện với tổng công suất trên 778 MW; trong đó đã có 3 thuỷ điện hoàn thành (Thuỷ điện Cốc San, công suất 1,4 MW; thuỷ điện Phú Mậu, công suất 1,4 MW, thuỷ điện Nậm Tha công suất 6 MW) và một số công trình đang thi công... Dự kiến đến năm 2010 nguồn điện từ thủy điện của Lào Cai sẽ phát vào lưới điện quốc gia khoảng 400 MW (tương ứng 1.500 triệu KWH), doanh thu đạt khoảng 1.000 tỷ đồng, góp phần cùng toàn ngành hoàn thành kế hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn.

Tuy nhiên, các dự án thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Lào Cai hoạt động hiện cũng không tránh khỏi những khó khăn về vốn; thiếu điểm đấu nối vào lưới điện quốc gia; ngành điện chưa đầu tư kịp hệ thống lưới điện để truyền tải hết công suất điện sản xuất ra; khó khăn về cơ sở hạ tầng; các công trình thuỷ điện chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa nên gặp nhiều khó khăn về giao thông... Một số dự án đã đi vào hoạt động chưa phát huy hết công suất, sản lượng điện chỉ đạt trung bình 65% công suất thiết kế; không ít các dự án thuỷ điện đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng bên cạnh khó khăn về vốn còn gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng nên chậm tiến độ thi công...

Ông Trần Phúc Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật và Năng lượng, Sở Công Thương Lào Cai cho biết, để khai thác tiềm năng thủy điện, ngành Công Thương Lào Cai đang tập trung mọi khả năng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư phát triển thuỷ điện trở thành thế mạnh công nghiệp trên địa bàn. Một mặt, tham mưu cho tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các nhà máy thuỷ điện.

Theo ông Thành, để khai thác tiềm năng thủy điện trên địa bàn một cách hiệu quả cần phải tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển năng lượng, quy hoạch phát triển thuỷ điện, đảm bảo xây dựng hệ thống truyền tải điện đúng nhu cầu phát triển thuỷ điện trên địa bàn. Sở Công Thương Lào Cai cần tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về năng lượng, kiểm tra, đôn đốc các nhà đầu tư thực hiện đúng tiến độ, và tham mưu cho tỉnh kiên quyết thu hồi giấy phép các dự án của những đơn vị nào không thực hiện đúng các quy định của Bộ Công Thương (Quyết định số 30/2006-QĐ-BCN ngày 31 tháng 8 năm 2006). Chỉ đạo các địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, tích cực giúp đỡ các nhà đầu tư trong công tác đền bù, di dân tái định cư, định canh, giải phóng mặt bằng cho các dự án thủy điện triển khai xây dựng.../.

HIENDAIHOA.COM (Theo icon.evn.com.vn) http://www.hiendaihoa.com.vn